Da đầu mặc dù
không phải là vùng da quá nhạy cảm, tuy nhiên chúng cũng không phải không tránh
khỏi những tổn thương nếu bị vi khuẩn xâm nhập. Một trong những tình trạng tổn
thương nặng nề nhất thường xuyên gặp phải ở vùng này chính là căn bệnh vảy nến da đầu.
Bệnh vảy nến da đầu. |
*** Bệnh vảy nến kiêng ăn gì
*** Bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị
*** Những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện
Bệnh vảy nến da đầu là gì?
- Vảy nến là một
rối loạn da thường gặp, bệnh tạo ra nhiều vảy màu trắng bạc, xếp nhiều lớp trên
da đầu, dễ tróc rụng, gây ra những cảm giác khó chịu như ngứa, khi gãi sẽ rụng
nhiều vảy như gàu, có khi gây chảy máu da đầu.
Nguyên nhân bệnh vảy nến da đầu
- Rối loạn hệ
miễn dịch: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến da đầu thường được nhắc tới.
Khi tế bào máu trắng lympho T bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn một cách thái quá khiến
cho các tế bào biểu bì mới sản sinh quá nhanh, trong khi tế bào biểu bì cũ chưa
kịp đào thải.
Yếu tố di
truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con. Tuy
có nhiều nghiên cứu và chưa có xác nhận chính thức, nhưng rõ ràng, có 1 loại
gen gây bệnh vẩy nến da đầu được di truyền.
Yếu tố tâm lý
(Stress): Ngày nay, khoa học tin rằng tác động của môi trường sống, công việc
căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vừa là nguyên nhân khởi phát nhưng đồng
thời cũng là nguyên nhân khiến bệnh vẩy nến da đầu thêm trầm trọng.
Nhiễm khuẩn: Nếu
quá trình sinh hoạt thường ngày giữ vệ sinh không đúng cách cũng rất dễ khiến
làn da bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, các hóa mỹ phẩm có chất tẩy rửa quá mạnh
cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.
Dùng thuốc cảm
tính: Một trong những nguyên nhân bệnh vẩy nến da đầu còn có thể do thói quen
dùng thuốc không theo hóa đơn của bác sĩ. Có một số loại thuốc chống sốt rét,
thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid,… dùng không đúng chỉ dẫn
có thể khiến người bệnh mắc thêm cả bệnh vẩy nến.
Môi trường ô
nhiễm: Môi trường ô nhiễm ngày nay có tác động rất lớn tới sức khỏe con người.
Một trong số đó là bệnh vẩy nến da đầu.
Ánh sáng mặt
trời: Ánh sáng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D giúp chắc xương nhưng lại tiềm
ẩn cả tia cực tím, không tốt cho da. Nếu đứng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu chắc
chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới da chúng ta.
Chấn thương
thượng bì: Da là bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài. Vùng da đầu
bị tổn thương mà không được điều trị một cách kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả.
Có thể một trong số đó là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu.
Cách trị vảy nến da đầu
Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng dầu ô liu và dầu dừa
Chữa vảy nến da đầu bằng dầu ô liu. |
- Dùng dầu oliu
và dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm da đầu mà còn có tác dụng ngăn chặn
tình trạng bệnh nhờ khả năng làm mềm da da, kháng khuẩn rất hiệu quả (dầu dừa
có chứa các acid béo tự do có tác dụng kháng khuẩn rất tốt).
- Bạn chỉ cần
thường xuyên bôi dầu oliu hoặc dầu dừa lên vùng da đầu bị bệnh vẩy nến sẽ có
tác dụng làm giảm các triệu chứng và bổ sung chất dinh dưỡng cho da đầu, ngăn
chặn vảy phát triển lan rộng và tái phát. Dùng dầu dừa và dầu oliu và giải pháp
hữu hiệu trong việc điều trị bệnh vẩy nến lâu dài và an toàn.
Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng vitamin E
- Vitamin E
luôn có tác dụng dưỡng ẩm đặc biệt đối với da. Chính vì vậy, đây là giải pháp hữu
hiệu đối với các trường hợp gặp phải các vấn đề về da có triệu chứng khô, bong
tróc có tác dụng khắc phục và ngăn chặn tình trạng bong tróc da hiệu quả. Không
những thế, dùng vitamin E còn giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da
do bệnh vẩy nến. Chính vì thế, các bạn hãy thường xuyên sử dụng vitamin E bằng
cách bôi trực tiếp và bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho tình
trạng bệnh.
Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng muối biển
- Như các bạn
đã biết, muối có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ và chứa độ ẩm tăng cường cho làn
da nên là giải pháp rất hữu hiệu mà đơn giản để chữa bệnh vẩy nến, hơn nữa còn
rất an toàn.
- Rất đơn giản,
bạn chỉ cần dùng muối biển pha với nước để thoa lên da đầu bị bệnh rồi gội sạch
lại bằng nước sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng
của bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển hiệu quả.
Chữa bệnh vẩy nến da đầu bằng giấm táo
Chữa vảy nến da đầu bằng giấm táo. |
- Giấm có tác dụng
chống viêm hiệu quả. Để chữa trị bệnh vẩy nến da đầu, bạn hãy trộn 1 phần giấm
táo với 1 phần nước. Sau đó, thoa hỗn hợp lên vùng da đầu bị ảnh hưởng của vảy
nến rồi rửa sạch bằng nước sau 20 phút nhé. Cách này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn
cũng như các mảng da khô bong tróc trên da đầu và giảm cảm giác ngứa ngáy khó
chịu.
Ngoài việc
thường xuyên áp dụng các cách chữa bệnh vẩy nến da đầu nêu trên, các bạn cũng cần
kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sẽ thúc đẩy hiệu quả trị bệnh
cao hơn. Đó là bạn nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều
vitamin E và D như dầu cá, hoa anh thảo, và cây kế sữa có công dụng điều trị bệnh
vảy nến. Đặc biệt, socola rất tốt cho bệnh vẩy nến đã được chứng minh nên bạn
có thể thường xuyên bổ sung để góp phần cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Tình trạng vảy
nến da đầu đã khiến rất nhiều người khổ sở, tuy nhiên hy vọng với những chia sẻ
trên, bạn đã có thêm nhiều phương pháp hay để giúp điều trị tốt căn bệnh của
mình.
Emoticon Emoticon