Những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện.

Bệnh vảy nến xuất hiện là do nguyên nhân chính từ đâu, cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh lại thường biểu hiện ở nhiều khu vực khác nhau nên vì vậy việc điều trị cũng cần những phương pháp riêng. Do vậy, điều quan trọng trước hết là phải biết được những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện để có thể kiểm soát được tình hình bệnh một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện.
Xem thêm:

*** Bệnh vảy nến toàn thân
*** Bệnh vảy nến kiêng ăn gì
*** Những bài thuốc dân gian trị bệnh vảy nến

Vảy nến trên da

- Bệnh gây nên thương tổn đặc trưng là những các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt da, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (vì vậy bệnh mới có tên gọi là “Vảy nến”) Những mảng đó này có rất nhiều hình dáng, kích thước khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn, thậm chí có thể lan ra toàn thân.

- Những vùng hay tì đè, cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông chính là những nơi dễ xuất hiện dấu hiệu của vảy nến nhất . Tuy nhiên nếu không được điều trị triệt để, bệnh có xu hướng lan rộng và cuối cùng là lan ra toàn thân, gây rất nhiều khó chịu và mất thẩm mỹ.

- Trong đó, vảy nến ở mặt cũng là tình trạng rất đáng xem xét. Những tổn thương vảy nến ở vùng mặt luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người do chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vẩy nến trên mặt thường xuất hiện ở vùng lông mày, vùng da nằm giữa mũi và môi trên, trán và vùng gần chân tóc. Vẩy nến trên mặt cần phải điều trị cẩn thận vì da vùng này rất nhạy cảm. Vì vậy, điều trị vảy nến ở mặt càng sớm thì kết quả điều trị sẽ khả quan hơn.

Vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến xuất hiện ở móng tay móng chân.
- Theo thống kê thì có khoảng 30% – 40% bệnh nhân vảy nến móng tay bị tổn thương  vùn da ở móng tay, móng chân. Bệnh nhân khá lo lắng bởi các móng sẽ ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt, có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng, không những mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả sinh hoạt của bệnh nhân.

Vảy nến khu vực sinh dục

- Vẩy nến ở vị trí này thường là vẩy nến thể đảo ngược nhưng cũng có thể gặp các thể khác của bệnh vẩy nến trên vùng sinh dục, đặc biệt là nam giới. Vẩy nến sinh dục cần phải điều trị tích cực và chăm sóc cẩn thận.

- Các nếp da (nách, bẹn, cổ, dưới ngực): Các vùng nếp gấp như nách, bẹn, cổ hay vùng dưới ngực của nữ giới thường xuyên bị cọ xát và đổ nhiều mồ hôi. Đây cũng là vùng da dễ bị vẩy nến thể đảo ngược.

Vảy nến gây thương tổn khớp

- Bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến chiếm số lượng khá đông trong khoa cơ xương khớp nói chung. Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Tuy nhiên, nếu ở thể nặng, dai dẳng thì có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Trên đây là những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện, khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện trên cơ thể với những hình thái tương tự những chia sẻ ở trên, bạn đừng quên đến ngay các trung tâm y tế để được kiểm tra kỹ càng hơn nữa. 
Những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện. Những vị trí bệnh vảy nến thường xuất hiện.
9 10 1

Bệnh vảy nến xuất hiện là do nguyên nhân chính từ đâu, cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục