Bệnh vảy nến hồng hay còn gọi là bệnh
vảy nến phấn hồng là một trong những biểu hiện riêng điển hình của bệnh vảy nến
nói chung. Với căn bệnh này, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện trên da những mảng vảy
phấn màu hồng và triệu chứng ngứa khó chịu. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em
cùng những người trẻ tuổi. Bệnh vảy nến hồng từ đâu mà xuất hiện và làm thế nào
để chữa bệnh một cách tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu qua hai vấn đề trên qua những
chia sẻ trên.
Nên xem:Bệnh vảy nến hồng. |
*** Bệnh vảy nến ở trẻ em
*** Bệnh vảy nến kiêng ăn gì
*** Những bài thuốc dân gian trị vảy nến
Nguyên nhân bệnh vẩy nến hồng
- Trong suốt những năm qua, căn nguyên
chính xác của căn bệnh vảy nến hồng vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên người ta vẫn
tìm thấy một vài chủng herpes virus HHV6 và HHV7 đối với những người đang phải
chống chọi với bệnh vảy nến hồng. Hơn nữa, bệnh cũng có thể xuất hiện do tình
trạng truyền nhiễm.
- Việc phát hiện bệnh sớm sẽ có lợi rất
nhiều cho việc điều trị vảy nến vì sẽ đơn giản, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao
hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có
các triệu chứng đặc biệt như:
- Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng...
- Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.
***Lưu ý: Nếu bệnh nhân đã được chẩn
đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến
tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay.
Cách chữa bệnh vảy nến hồng
Điều trị vảy nến hồng bằng phương pháp Tây y
- Thông thường, trong những trường hợp
nhẹ, bệnh vảy nến hồng có thể tự khỏi trong vòng 4 – 8 tuần và người bệnh không
cần phải sử dụng thuốc nhiều. Kiểm soát được những triệu chứng ngứa là phương
thức điều trị chủ yếu.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được
sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Các thuốc kháng virus (acyclovir ,
famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của
vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần.
- Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát
triệu chứng ngứa. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm:
Kem pommade có Steroid. Elomet, Flucinar, Diprosone, Dermovate, Lorinden…giúp
giảm ngứa và sang thương bớt đỏ.
- Bên cạnh đó, những loại xà phòng chứa
hắc ín cũng có thể là cách điều trị hiệu quả, cũng như salicylic acid làm bong
vẩy. Polytar bar, SASTID bar.
- Phương pháp quang trị liệu cũng có
thể được sử dụng, chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.
- Để giảm cảm giác khó chịu, bệnh
nhân đươc khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine và tránh các hoạt động
thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt.
- Bệnh vẩy nến hồng cũng có thể được
điều trị bằng các bài thuốc Đông y, vốn có các thành phần thuốc là các loại thảo
dược thiên nhiên lành tính và có dược tính cao.
Điều trị vảy nến hồng bằng phương pháp Đông y
- Đối với Đông y, bệnh nhân có thể được
chữa trị bằng hai loại thuốc uống và bôi ngoài da để tăng hiệu quả trị bệnh.
- Bài thuốc uống bao gồm thảo dược ô
rô, tang diệp, phật phà… giúp giải nhiệt, mát gan, khử độc. Giúp các vết viên
được tiêu đi, tránh tình trạng phù nề, úng nước trên da.
- Bài thuốc bôi ngoài da bao gồm những
loại thảo dược có chiết xuất từ nghệ vàng, trầu không… giúp da được tái tạo
nhanh chóng, hạn chế tình trạng viêm da. Các vết ngứa được loại bỏ và làm lành
nhanh chóng những tổn thương trên da.
Bệnh vảy nến hồng cùng những cách
chữa bệnh vảy nến hồng đã được chia sẻ ở trên hẳn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phòng ngừa
và điều trị bệnh một cách tích cực.
Emoticon Emoticon