Bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị mà các mẹ không nên bỏ qua

Bệnh vảy nến ở trẻ em không phải là những trường hợp hiếm gặp, thậm chí theo thống kê có đến 1/3 số bệnh nhân phải đối mặt với căn bệnh này là trẻ em. Bệnh có thể không khiến cho các bé nguy hiểm về sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý và ngoại hình của các bé sau này. Chính vì vậy, hiểu rõ được căn bệnh này, cách chăm sóc và điều trị bệnh sẽ phần nào khắc phục được những di chứng không hay sau này cho các bé.
Bệnh vảy nến ở trẻ em.
Nên xem:

*** Bệnh vảy nến toàn thân
*** Bệnh vảy nến kiêng ăn gì
*** Những bài thuốc dân gian trị vảy nến

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vảy nến

Đối với các bé mắc phải bệnh vảy nến từ khi mới sinh do ảnh hưởng từ bố mẹ, chúng ta có thể áp dụng một vài cách sau để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh của bé.
  • Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như dùng thuốc bôi ngoài da hoặc các bài thuốc dân gian để chữa bệnh vảy nến cho trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản, phụ huynh cần tuân thủ những điều sau khi chăm sóc cho con khi trẻ bị bệnh vảy nến.
  • Cho trẻ mặc quần áo, đồ lót thoáng mát. Phòng ngủ của trẻ phải được thoáng mát, sạch sẽ.
  • Thông báo cho giáo viên để thầy cô giáo có biện pháp giúp trẻ hòa nhập với các bạn trong lớp. Nên để giáo viên và các bạn trong lớp của trẻ hiểu rằng, vảy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không sợ bị lây lan.
  • Thiết lập thói quen dùng thuốc điều trị cho trẻ như các loại thuốc bôi ngoài da hàng ngày, kem dưỡng ẩm để làm dịu vùng da sần sùi do bị bệnh.
  • Cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị vảy nến bệnh cho trẻ: cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, hạn chế thịt, sữa, các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Để trẻ thoải mái chơi các trờ chơi yêu thích.
  • Thường xuyên nhắc trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để tránh bệnh tái phát.

Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em bạn không thể bỏ qua

Như đã nói ở trên, hiếm gặp trường hợp vảy nến ở trẻ sơ sinh, nếu bé không may mắc bệnh bố mẹ hãy chú thực hiện những điều sau để giúp con giảm nhẹ bệnh:
  • Đảm bảo dưỡng ẩm tốt cho da bé: đặc điểm của bệnh vảy nên vốn đã khiến làn làn da bị khô ngứa, bong tróc vảy, nếu không có biện pháp dưỡng ẩm tốt bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn, con càng bị ngứa hơn.
  • Giúp bé tắm nắng: làn da tiếp xúc quá ít với ánh nắng mặt trời cũng dễ trở nên “yếu” và dễ bị bệnh vảy nến tấn công hơn. Chỉ cho trẻ nhỏ phơi nắng buổi sáng, tránh nững tia nắng gắt.
  • Giữ vệ sinh làn da thật tốt: để vi khuẩn không thể phát triển thêm và tấn công vào những vùng da tổn thương. Lưu ý khi tắm cho trẻ chỉ dùng sữa tắm chuyên dụng, không tắm nước quá nóng, cũng không nên chà mạnh tay.
  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương: Mẹo nhỏ để làm dịu cơn ngứa và đau rát cho những chỗ bong vảy đó là rửa bằng muối Epsom pha loãng, muối này hoàn toàn tự nhiên lại rất giàu chất khoáng.
Để chống chọi lại bệnh tốt hơn cần giúp trẻ tăng cường sức để kháng bằng cách cho con bú đủ sữa mẹ trong thời gian cần thiết, bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân bên ngoài, hạn chế cho bé dùng thuốc và đảm bảo vệ sinh thật tốt những nơi trẻ thường nằm và vui chơi.

Bạn không nên quá lo lắng đối với bệnh vảy nến ở trẻ em, vì ít chúng cũng không gây nên những nguy hại về sức khỏe và thể chất của trẻ. Nhưng vẫn cần áp dụng một số biện pháp tốt để giúp bé hồi phục và kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh, như vậy mới có thể giúp con không bị tự ti, mặc cảm vì căn bệnh.
Bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị mà các mẹ không nên bỏ qua Bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị mà các mẹ không nên bỏ qua
9 10 1

Bệnh vảy nến ở trẻ em không phải là những trường hợp hiếm gặp, thậm chí theo thống kê có đến 1/3 số bệnh nhân phải đối mặt với căn bệnh này là trẻ em.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục