Theo kết quả thống cơ được đưa ra của Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) về tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 68. Tự kỷ ở trẻ nam (1 trong 42) cao gấp 5 lần trẻ nữ (1 trong 189). Tuy ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em, nhưng theo thông kê của một số chuyên khoa nhi cho hay: xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% và đang có chiều hướng đi lên.
Vậy bệnh tự kỷ là gì?
Bệnh tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ nhỏ. Bệnh tự kỷ có thể được phát hiện rất sớm, có thể từ 6 – 7 tháng tuổi có thể đã nhận biết được. Có rất hiều cáo buộc được đưa ra, nhưng nguyên nhân gây bệnh tự kỷ vẫn là một ẩn số chưa khám phá hết. Nhiều chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền chiếm đến gần 90% khả năng gây bệnh tự kỷ. Một số trường hợp khác do ảnh hưởng bởi các tác nhân nguy hại trong quá trình thai kỳ và khiếm khuyết khi sinh.Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bênh tự kỷ qua 3 biểu hiện sau.
Biểu hiện đầu tiên: Bệnh tự kỷ là trẻ từ chối giao tiếp, rối loạn trong tương tác với người khác.- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
- Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
- Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
- Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
Biểu hiện thứ 3: Có một số hành vi, phản ứng kỳ vặt
- Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình.
- Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
- Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh.
- Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc như gấu bông, cái khăn,…
- Thường xuyên ăn vạ, khóc la, gào thét,….
Emoticon Emoticon