Những câu hỏi thường gặp của người bệnh vảy nến sẽ được trả lời tại đây

Bệnh vảy nến dường như luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì chúng ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe cũng như ngoại hình của người mắc bệnh. Có rất nhiều bệnh nhân ngày đêm trăn trở về tình trạng bệnh của mình mà không sao giải tỏa được. Trong những chia sẻ này, chúng tôi mong muốn được giải đáp một số thắc mắc điển hình nhất về căn bệnh này.
Bệnh vảy nến
Nên xem:

*** Biểu hiện của bệnh vảy nến á sừng cùng cách điều trị hiệu quả
*** Bệnh vảy nến da đầu-nguyên nhân và cách chữa vảy nến da đầu
*** Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh

Bệnh vảy nến có lây không?

- Bệnh vảy nến xuất hiện là do những tác nhân bên ngoài môi trường bên ngoài hoặc chính cơ địa của người bệnh yếu không thể kháng cự lại sự xâm nhập của vi khuẩn, không liên quan gì tới việc tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy, mọi người không nên quá lo lắng khi tiếp xúc hay sinh hoạt chung với những người mắc bệnh vảy nến.

- Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các bất thường về sinh hóa, chấn thương tâm lý, thuốc... cũng là các yếu tố gây khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh này không lây lan. Nhưng các yếu tố làm bệnh nặng hơn là nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi trùng, stress, chấn thương tâm lý...

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Ban đầu, bệnh vảy nến có thể không gây nên những hậu quả ghê gớm gì, tuy nhiên một khi chúng đã trở nên nặng nề. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra rất khả quan.

- Biến chứng của vảy nến là vảy nến khớp. Khoảng 53% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến đều than đau khớp. Đây là dạng nặng của vảy nến thông thường.

- Biểu hiện thường gặp ở vảy nến khớp là triệu chứng tổn thương móng (chiếm 80% tình trạng bệnh). Một khi có những dấu hiệu tổn thương móng, đau khớp và có tiền sử về bệnh vẩy nến, bệnh nhân nên nhanh chóng chụp phim, làm xét nghiệm ANA, bạch cầu để có kết quả chính xác.

- Vẩy nến khớp có thể làm tổn thương các khớp tay, ngón tay; chân, ngón chân gây biến dạng, co quắp hoặc các khớp ngón mất đi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cao. Sự phát triển bệnh vảy nến khớp cũng tương tự bệnh vảy nến. Bệnh xuất hiện, phát triển, mất đi, cứ như vậy lặp đi lặp lại nên thuốc điều trị cũng kéo dài.

- Điều cần cực kỳ chú ý là thuốc trị vảy nến khớp gây nguy hại đến chức năng gan, thận, suy tủy cao vì vậy bệnh nhân nên cẩn trọng khi sử dụng một số thuốc như: dẫn xuất Vitamin D3 Vitamin A, corticoide dạng chích, Methotrexate… Đặc biệt đối với phụ nữ đang điều trị bệnh không nên mang thai vì khả năng gây quái thai cao (chiếm tỉ lệ 99%).

Bệnh vảy nến có chữa được không?

- Cần thời gian dài để có thể điều trị được vảy nến, do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.

- Việc phòng bệnh nhằm giúp ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh hơn là ngăn bệnh không xảy đến với mình. Biết cách chế ngự stress, giữ cho sức khỏe tốt, trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít theo các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là những việc làm mang lại hiệu quả tốt.

Bệnh vảy nến có di truyền không?

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bùng phát bệnh vẩy nến như: yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý (stress), nhiễm khuẩn, do dùng thuốc… Trong đó, yếu tố di truyền là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng cấu thành bệnh vẩy nến. Trong gia đình nếu có bố hoặc mẹ bị bệnh thì khả năng con bị bệnh là khoảng 8,1%, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì nguy cơ con mắc bệnh lên tới 41%.

- Tuy nhiên, không phải ai có yếu tố di truyền cũng mắc bệnh vảy nến, chỉ có 8% số con sinh ra bởi những cặp bố – mẹ có người mắc bệnh vảy nến mới phát bệnh. Việc một người có mắc bệnh hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, nhiễm khuẩn, rượu bia, thuốc lá… Như vậy, nếu một người có yếu tố nguy cơ là yếu tố di truyền, nhưng nếu cẩn trọng tránh những sang chấn tâm lý, các nhiễm khuẩn nặng, tránh rượu bia, thuốc lá… thì vẫn có khả năng không mắc bệnh.

Trên đây là những câu hỏi thường được nhiều người bệnh vảy nến thắc mắc nhất, hy vọng với những thông tin trên, chúng tôi đã phần nào giải đáp những khúc mắc còn chất chứa trong suy nghĩ của người bệnh về căn bệnh vảy nến này.
Những câu hỏi thường gặp của người bệnh vảy nến sẽ được trả lời tại đây Những câu hỏi thường gặp của người bệnh vảy nến sẽ được trả lời tại đây
9 10 2

Bệnh vảy nến dường như luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vì chúng ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe cũng như ngoại hình của người mắc bệnh.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

2 nhận xét

Viết nhận xét
lúc 09:38 29 tháng 11, 2019 delete

Tôi rất thích bài viết của bạn,hãy phát triển Blog này để nhiều người biết đến!
tri mun bang mat ong
san pham red peel tingle serum
thanh phan red peel tingle seurm

Trả lời
avatar
lúc 15:44 2 tháng 12, 2019 delete

Y Học Cổ Truyền https://duocsaigon.com.vn/ có những phương pháp cổ truyền chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả, được các thày cô ở đây chỉ dẫn nên bệnh của tôi đã thuyên giảm rất nhiều

Trả lời
avatar