Những dấu hiệu và triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh gút.

Theo sự phát triển của xã hội, bệnh gút ngày càng gia tăng, bệnh có thể sảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết bệnh sẽ được chia sẻ cùng bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh gút làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Dấu hiệu bệnh gút ban đầu như thế nào?

Bệnh gút là tình trạng nồng độ acid uric trong máu vượt quá mức so với bình thường. Bệnh gút gây ra tình trạng viêm các khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân… Nguyên nhân gây ra bệnh gút có rất nhiều, có thể là do ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nhân purin, ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia làm tích tụ acid uric trong máu. Ngoài ra, có nhiều người mắc bệnh gút không rõ nguyên nhân, bệnh gút do những biến đổi cấu trúc, tế bào bên trong cơ thể.

Bệnh gút gây ra các cơn đau nhức khớp và sưng, nóng, đỏ kèm theo. Dấu hiệu bệnh gút biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn, mức độ đau cũng thế. Ở giai đoạn nặng, cơn đau làm cho người bệnh vượt quá sức chịu đựng và không kiềm chế được cảm xúc, dễ nổi nóng, hành vi thiếu kiểm soát.

Triệu chứng bệnh gút giai đoạn đầu.

  • Giai đoạn đầu, nồng độ acid uric trong máu tăng cao nhưng không đáng kể. Vì thế, người bệnh chưa có các dấu hiệu triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi những tinh thể acid uric này nhiều lên, tích tụ dày tại các khớp sẽ gây nên triệu chứng viêm khớp cấp tính. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất chính là các khớp ngón tay, ngón chân sưng đỏ.
  • Cơn đau dai dẳng hàng đêm làm người bệnh không thể chịu nổi và không tài nào ngủ được. Chỉ cần những va chạm nhẹ cũng cảm thấy đau nhức nhối.
  • Đau nhức do bệnh gút có thể thuyên giảm sau đó vài giờ, ta nhận thấy các triệu chứng bệnh gút như: Da ngứa, bong tróc xung quanh các khớp bị đau, thâm tím hoặc đỏ như nhiễm trùng.
  • Người bệnh gặp xuất hiện các biểu hiện sốt, lạnh run, việc cử động cơ thể trở nên kho khăn do khớp bị co cứng.
  • Một số trường hợp ở vành tai, ngón tay sẽ nổi lên các cục tophia như hạt tấm màu trắng. Không phải ai cũng có những triệu chứng, dấu hiệu bệnh gút đầy đủ. Tuy nhiên khi đã có đầy đủ các biểu hiện kể trên thì chứng tỏ acid uric trong máu đã tăng cao, tích tụ và kết tủa ở các khớp.

Triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn muộn.

Không giống như giai đoạn đầu, càng về sau cơn đau bệnh gút càng xuất hiện dày đặc hơn, mật độ cao hơn nhiều. Không chỉ ngón tay, ngón chân mà ở khuỷu tay, đầu gối và nhiều khớp khác đều bị sưng đau.

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh gút lúc này trở nên dễ dàng hơn vì cơn đau luôn thường trực, có khi vài giờ, có khi vài ngày hoặc cả tháng mới hết. Khoảng cách giữa các cơn đau lại không rõ ràng, không xác định được thời gian. Càng để lâu không được điều trị thì cơn đau càng tăng lên.

Viêm nhiều khớp cùng một lúc và mang tính đối xứng ở bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Các cục u xuất hiện nhiều hơn ở mắt cá, đầu gối, bàn chân. 

Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối.

Nặng hơn là các khớp bị biến dạng do các cục tophia, tinh thể muối urat ngày càng lớn. Trường hợp nguy hiểm hơn là các khớp bị hư hại dẫn đến viêm khớp dạng thấp, phẫu thuật cắt bỏ cục tophi tốn kém và hại sức khỏe.

Biến chứng của bệnh gút sẽ dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng khác như: Bệnh tim mạch, sỏi thận, suy thận mạn tính…

Có khoảng 10-25% người bị bệnh gút sẽ bị sỏi thận, 10-40% người bị bệnh gút có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp. Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.

Về sau này, ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn.Bệnh gút để lâu ngày có thể dẫn tới bệnh gút mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp. Vì thế mà các bạn phải tham khảo các triệu chứng bệnh gút cũng như cách nhận biết dấu hiệu bệnh gút sớm để biết được khi nào mình hay người thân mắc bệnh. Ở giai đoạn đầu việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng, rút ngắn thời gian, chi phí chữa bệnh.

Bệnh gút có nguy cơ cao ở nam giới độ tuổi 40 – 45, nữ giới mãn kinh, người có tiển sử gia đình bị bệnh gút, người bị các tổn thương khớp, xơ vữa động mạch... 

Với những người đang bị bệnh bệnh gút rất cần thiết phải thay đổi lối sống, nên giảm béo với những người thừa cân. Chế độ ăn uống hết sức quan trọng, các bạn nên chú ý ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để lọc thải máu tốt hơn, giảm bớt hàm lượng acid uric trong máu. Nam giới nên kiêng rượu bia.
Những dấu hiệu và triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh gút. Những dấu hiệu và triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh gút.
9 10 1

Theo sự phát triển của xã hội, bệnh gút ngày càng gia tăng, bệnh có thể sảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết bệnh

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục